5 THÀNH PHẦN CẤU TẠO TỦ BẾP

Tủ bếp là khu vực quan trọng trong không gian nhà ở. Thành phần cấu tạo của tủ bếp cũng phức tạp hơn các nội thất khác trong nhà. Để dễ dàng cho việc lựa chọn lựa chọn vật liệu cũng như dự toán chi phí cho tủ bếp, bạn có thể tham khảo cách phần chia tủ bếp ra 5 thành phần chính.

  1. Thùng bếp: Thùng bếp là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong cấu tạo tủ bếp vì quyết định độ bền và cả vẻ đẹp của sản phẩm. Thùng bếp được gia công từ những tấm vật liệu làm tủ bếp. Mỗi một loại vật liệu đều có kiểu dáng, đặc điểm và giá thành khác nhau.

    Các vật liệu dành cho tủ bếp:
  • Gỗ công nghiệp: MDF chống ẩm phủ Melamine, Laminate và Arcylic
  • Gỗ tự nhiên: Sồi
  • Nhựa: Picomat

Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu, bạn có thể tham khảo sự khác biệt giữa các vật liệu tủ bếp trong thư viện kiến thức tủ bếp từ Simie.

 

1

2.  Mặt đá bếp:  Mặt đá bếp là bề mặt phẳng, dùng để ốp lên trên thùng bếp dưới. Mặt đá bếp sẽ là khu vực dùng để đặt các đồ dùng, thiết bị bếp, sơ chế và chế biến thức ăn nên đây là thành phần rất quan trọng. Mặt đá bếp cần đảm bảo các tính năng về tính chịu lực, tính chống ẩm, chống bám bẩn, đồng thời cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp.

Mặt đá bếp trên thị trường rất đa dạng, bao gồm các loại đá tự nhiên và đá nhân tạo. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết Đá bếp, chọn loại nào để đẹp, bền và sạch theo năm tháng để hiểu rõ hơn về loại này.

3.  Ốp tường: Khu vực tường giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới (đối với những căn bếp có tủ bếp trên) hoặc khu vực tường trong tầm 1m chiều cao phía trên tủ bếp dưới là nơi dễ bám bẩn bởi dầu mỡ, bụi bẩn nên cần được ốp bề mặt bởi các vật liệu chuyên dụng. Việc ốp tấm bề mặt này sẽ giúp hạn chế việc bám bẩn, dễ vệ sinh lau chùi trong khi sử dụng bếp. Các vật liệu ốp này phải đảm bảo tính chịu nhiệt, chịu ẩm và chống cháy. Các vật liệu dùng để ốp khu vực giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới thông dụng là kính cường lực, gạch và đá. 

Tuỳ vào mỗi không gian bếp, chi phí và phong cách mong muốn, vật liệu ốp tường được lựa chọn khác nhau. Các bạn tham khảo kỹ hơn phần này ở bài viết Ốp ngăn giữa tủ bếp trên và dưới, chọn kính, đá hay gạch?

phụ kiện bếp 2

4.  Phụ kiện bếp: Phụ kiện bếp là những thiết bị được cố định vào trong tủ bếp nhằm tăng sự tiện dụng khi sử dụng không gian bếp. Ngoại trừ 1 số phụ kiện bắt buộc như chậu rửa, vòi rửa, đa phần các phụ kiện bếp đều có chức năng lưu trữ đồ đạc, hạn chế nước bám vào thùng tủ bếp và thuận tiện cho các thao tác ở khu vực bếp. Các phụ kiện bếp thông dụng là: Kệ chén bát cố định, kệ chén bát di động, thùng gạo, kệ xoong nồi, kệ gia vị, tủ đồ khô...

Đa phần các phụ kiện hiện tại được làm từ Inox hoặc nhựa để phát huy tối đa khả năng chống ẩm, dễ vệ sinh lau chùi

Phụ kiện bếp có nhiều thương hiệu cung cấp, phổ biến có thể kể đến Garis, Hafele...

Tuỳ vào nhu cầu, chi phí mà bạn có thể tuỳ chọn các phụ kiện để đưa vào thiết kế sao cho phù hợp. 

5.  Ray lề:  Ray lề là một phụ kiện bằng inox, dùng để nối giữa thùng tủ và cánh tủ để tạo thành khối thống nhất. Ray lề cần đảm bảo các tính chất như chịu lực, chống gỉ set, giảm chấn để đảm bảo các thao tác mở cửa được thực hiện dễ dàng, không bị kẹt, gây tiếng động hay gây bất tiện cho người dùng.

Tuy là phần nhỏ và ít được đề cập đến trong giai đoạn đầu của việc lên ý tưởng tủ bếp, nhưng các bạn cần nên chú ý về thành phần này trong giai đoạn chọn vật liệu để thi công. Bộ ray lề tốt cho tủ bếp sẽ giúp tăng trải nghiệm sử dụng bếp.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ray lề có tác dụng chịu lực cao và giảm chấn, các bạn có thể tham khảo các thương hiệu uy tín như Blum, Garis, Cariny, Hafele.

lề

Tìm hiểu về tủ bếp là một trong những bước đầu tiên để hoàn thiện nội thất cho căn nhà của bạn. Phân chia tủ bếp ra 5 thành phần với yêu cầu về các tính chất vật liệu tương ứng sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn vật liệu và hạch toán chi phí cho không gian bếp của mình. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở mục Kiến thức tủ bếp của Simie Home hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn kĩ hơn nhé!